Hoa Lư huyền sử: Đôi nét về cố đô Hoa Lư – Tràng An
Khoảng năm Thành Thái thứ 10 (1898), ông Bả Kếnh (tên thật là Dương Đức Vĩnh người làng Trường Yên - Hoa Lư, Ninh Bình) đã miêu tả phong cảnh quê hương yêu dấu - Hoa Lư qua những bức tranh khác đá. Những tác phẩm này được đặt hai bên hông tòa Thiêu Hương trong không gian kiến trúc đền vua Đinh. Trên những bức chạm này, chúng ta chợt hay rằng ở Hoa Lư cũng có những địa danh như cầu Đông, cầu Dền, đình Ngang như đất Thăng Long.
Niềm tự hào của người dân ở Tràng An
Hơn 1.000 năm trước, khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, những người dân cố đô xưa đã theo vua Lý về đất rồng bay mang theo những tên đất, tên làng cũ. Bức chạm đá cầu Đông, cầu Dền được nghệ nhân ân cần khắc ghi cả tên gọi để lưu truyền cho hậu thế. Hẳn là người chốn cố đô có riêng một niềm kiêu hãnh nên khi Hoa Lư tới thời Lý đổi thành Tràng An, người Hoa Lư ở Thăng Long bèn có câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"
Khám phá cố đô Hoa Lư – Những địa điểm đậm dấu ấn lịch sử hòa hùng dân tộc du lịch Tràng An – Ninh Bình
Đến với Hoa Lư – Tràng An là đến với một vùng sơn thủy hữu tình, du khách không chỉ say đắm trước thiên nhiên kỳ vĩ mà còn được chiêm ngưỡng những di tích còn sót lại của kinh đô Hoa Lư xưa và những đền miếu, chùa chiến linh thiêng liên quan đến những triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý hiển hách.
+ Đền vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành
Điểm dừng chân đầu tiên chính là đến vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành nơi thờ các vị tiên đế của hai triều đại Đinh và Tiền Lê đã có công mở ra một kỷ nguyên độc lập với danh hiệu Đại Cổ Việt. Những bảo vật quý giả tại hai ngôi đền kể cho ta những dấu tích lịch sử của 42 năm với 6 vị vua với 3 triều đại đóng đô tại đây: Sập đá với các cánh tay rồng bí hiểm; những chiếc phủ việt (một loại rìu chiến) có kích thước lớn phủ kín bằng những con rồng được chạm khắc vô cùng tinh xảo hay những bia đã được khắc nhiều hình tượng độc đáo. Trước khi vào chiêm bái bên trong đền vua Đinh, bạn chớ vội bỏ qua những con nghê đã nghiêm trang, tinh tại trong thương cảm đã ngồi yên ở đó hàng trăm năm nay.
+ Những ngôi chùa cổ kính nổi tiếng ở vùng đất cố đô Hoa Lư – Tràng An
Bao quanh tâm điểm của Hoa Lư - đến vua Đinh, vua Lê là hệ thống dày đặc các đến miếu, đình chùa. Trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này, mỗi bước đi trên mỗi con đường, bờ tường, hàng cây đều kể cho chúng ta về lịch sử đất nước. Trong nhiều ngôi chùa nổi tiếng ở cổ đô Hoa Lư, chùa Nhất Trụ (chùa Một Cột) với cột kinh Phật cổ nhất và lớn nhất Việt Nam. Dư âm Hoa Lư còn vang vọng tới Thăng Long sau này. Nên có những tên gọi dân gian như chùa Một Cột (chùa Diên Hựu), chùa Bà Ngô (Ngọc Hồ tự), chùa Cầu Đông (Đồng Môn tự) đều xuất phát từ Hoa Lư.
+ Chùa động Am Tiên
Thăng Long có chùa Lý Quốc Sư, nhưng chắc ít người Hà Nội biết vị quốc sư thời Lý này trước khi tới Thăng Long từng có thời gian tu luyện ở chùa động Am Tiên. Đó chính là thiền sư danh tiếng bậc nhất thời Lý Nguyễn Minh Không. Tương truyền chùa động Am Tiên rất nhiều âm khí vốn là nơi nuôi hổ báo để trừng trị những người phạm tội.
Nhưng phải tới thời Lý, nhà sư Nguyễn Minh Không xây bệ thờ Phật ở trong hang, biến đây thành chốn thiền môn nổi tiếng đất cố đô. Sau những ngôi đền, ngôi chùa, thì đình ở đất Hoa Lư cùng rất đáng nói. Trong kinh thành Hoa Lư, người dân cố đô lập nên những ngôi đình riêng để thờ 2 vị vua Đinh – vua Lê, đó là các di tích thuộc sở hữu của làng. Đình Yên Thành nằm cạnh chùa Nhất Trụ thờ cả 2 vua làm thành hoàng trong khi đình Yên Trạch thuộc vùng đệm, năm cách trung tâm 2km chỉ thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và đình Yên Hạ chỉ thờ Vua Lê Đại Hành.
Hoa Lư – Tràng An thiên nhiên tú lệ, cảnh vật hữu tình, nhiều danh thắng cổ tích. Nhưng có lẻ, Hoa Lư còn làm ta nao lòng bởi những câu chuyện đằng sau những hiện vật, công trình cổ kính. Có một Hoa Lư huyền sử thì thầm kể cho ta những câu chuyện ngàn xưa, về những con người muốn kiếp trước.
(Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp)
@camnangdulich #camnangdulich